Lịch sử ra đời và phát triển máy biến áp được đánh giá như sau:
Năm 1831, Michael Faraday phát hiện ra hiện tượng dòng điện tạo ra từ trường và ngược lại, sự biến thiên từ trường cũng tạo ra dòng điện.
Năm 1880, Thomas Edison đăng ký bằng sáng chế về phân phối điện, sự kiện đó đóng vai trò chính trong việc tích lũy để phát minh ra đèn điện. Năm 1887, có 121 trạm phát điện Edison ở Hoa Kỳ cung cấp điện dòng điện một chiều cho khách hàng. Vấn đề với dòng điện một chiều chỉ cung cấp cho khách hàng trong vòng khoảng 2,4 km từ các trạm phát điện. Xuất phát từ việc truyền tải điện đi xa mà người ta đã phát minh ra máy biến áp.
Năm 1884: Máy biến áp đầu tiên được sáng chế ra bởi Károly Zipernowsky, Miksa Déri và Ottó Titusz Bláthy. Ottó Bláthy, Miksa Déri, Károly Zipernowsky thiết kế và cho ra đời máy biến áp trong cả hai hệ thống thử nghiệm và thương mại “ZBD Transformer”.
Về sau, Lucien Gaulard, Sebstian Ferranti và William Stanley đã hoàn thiện thiết kế và cho ra đời các máy biến áp thế hệ sau.
William Stanley(1858-1916), Lucien Gaulard (1850-1888), Sebstian Ferranti (1864-1930)
Năm 1889: Mikhail Dolivo-Dobrovolsky – Nhà phát minh người Ba Lan đã chế tạo ra máy biến áp 3 pha đầu tiên.
Năm 1891: Máy biến áp Tesla được chế tạo bởi Nikola Tesla, có khả năng tạo ra dòng điện xoay chiều với tần số và hiệu điện thếcao.
Nikola Tesla (1856-1943)
Máy biến áp và truyền tải điện phát triển như sau:
Năm 1907, truyền tải điện 110kV lần đầu tiên ra đời giữa Croton và Grand Rapids, Michigan.
Năm 1920, truyền tải điện 220kV chuyển điện từ các nhà máy thủy điện ở Sierra Nevada đến khu vịnh San Francisco. Hệ thống này khai thác thương mại năm 1923.
Năm 1952, đường dây truyền tải điện cao áp 380kV đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở tuyến Harsprånget – Hallsberg dài 952 km.
Năm 1965, đường dây truyền tải cao áp đầu tiên 735kV trên đường truyền từ Hydro-Québec.
Năm 1982, truyền tải điện đầu tiên 1200kV là ở Liên Xô (cũ).